UMF và MGO trong mật ong manuka?
Tổ chức có tên gọi là Unique Manuka Factor Honey Association được thành lập năm 1995. Tổ chức được những nhà sản xuất quy mô hàng đầu trong lãnh vực mật ong Manuka thành lập. Họ đã có công trong việc đưa mật ong trở thành một loại thực phẩm chức năng tốt nhất dùng để hỗ trợ trong điều trị y khoa.
Hiện nay, trên thế giới có hai chỉ số phổ biến thường được dùng để đánh giá mức độ kháng khuẩn của mật ong là: UMF® & MGO.
HỆ SỐ UMF®
- Định nghĩa
UMF®, là hệ số thể hiện mức độ của tính chất kháng khuẩn được sinh ra từ mật hoa tìm thấy trong một số loại mật ong Manuka. Chỉ có mật ong thu thập từ loại cây trà Leptospermum mới chứa tính chất UMF này. UMF® là thương hiệu độc quyền của Hiệp hội Nhân tố Manuka đặc biệt (UMFHA).
Những năm 1990, chuyên gia mật ong Manuka của New Zealand, Giáo sư Peter Molan,ĐH Waikato, đã phát hiện ra tính chất kháng khuẩn độc nhất của mật ong Manuka. Điều này đã tạo nên sự khác biệt vượt trội của nó so với các loại mật ong khác.
Hoạt động kháng khuẩn của mật ong Manuka không liên quan đến Hydrgogen Peroxide có trong mật ong.
Người ta chưa xác định được chính xác hợp chất nào tạo nên hoạt động kháng khuẩn này. Vì thế, họ đã đặt tên cho tính chất này là Nhân tố Manuka đặc biệt.
Sự kết hợp trong hoạt động kháng khuẩn của UMF và Hydrogen Peroxide:
- giúp đẩy mạnh tính kháng khuẩn của mật ong Manuka hơn mật ong thường rất nhiều lần.
-
Giải thích
Những con ong tạo ra mật ong Manuka bằng cách hút mật hoa của loài cây bụi Manuka. Ngoài ra, ong còn hút mật từ một loại cây trà có tên khoa học là Leptospermum polygalifolium, mọc ở Úc.
Cần phải lưu ý rằng không phải trong hoa nào của cây Leptospermum cũng có tính chất UMF.
Hoa Manuka ở một số vùng không phải năm nào cũng cho ra mật có chứa tính chất UMF. Nồng độ của nó cũng thay đổi tùy theo đợt và tùy theo năm.
Mỗi đợt mật ong Manuka được sản xuất đều phải trải qua quá trình kiểm nghệm xem tính chất UMF có trong mật ong hay không, trước khi được đóng gói.
Hệ số UMF dao động từ 10 đến 20. Từng được cho là cách tiêu chuẩn để đánh giá tính chất kháng khẩn của mật ong Manuka.
UMF và MGO trong mật ong MANUKA
-
Phương thức đo lường
hệ số UMF® thường được kiểm nghiệm bằng cách so sánh mức độ hiệu quả trong khả năng kháng khuẩn của mật ong so với Phenol.
Thí nghiệm được tiến hành như sau:
1/ Mật ong Manuka được bỏ lên một cái dĩa có chứa vi khuẩn. Từ đó kiểm tra xem nó ngăn chặn được bao nhiêu phần trăm sự sinh sôi của vi khuẩn.
2/ Kết quả được đem ra so sánh với kết quả diệt khuẩn của Phenol ở nhiều nồng độ khác nhau.
3/ Chỉ số UMF ghi trên những hủ mật ong cho biết mật ong đó có sức kháng khuẩn tương đương với Phenol với nồng độ tương ứng.
Điều đó có nghĩa là khả năng kháng khuẩn của mật ong Manuka với hệ số UMF® 10:
- tương đương với khả năng này của của Phenol ở nồng độ 10%,
- và UMF® 20 tương đương Phenol 20%.
Cũng giống như kem chống nắng có chỉ số SPF càng cao thì khả năng bảo vệ da càng tốt. Hệ số UMF càng lớn thì sức kháng khuẩn càng mạnh.
Tuy nhiên, phương pháp kiểm nghiệm này không có độ tin cậy cao, có đến 50% rủi ro cho kết quả sai.
Một số nhà sản xuất có thể lấy kết quả kiểm nghiệm khả năng kháng khuẩn của chất Hydrogen Peroxide để đánh giá mật ong Manuka.
Vì hoạt động khử trùng của Hydrogen Peroxide cũng được kiểm nghiệm theo cách này và cũng cho ra những con số tương tự. Người ta có thể kiểm tra điều này trong mật ong của hoa Clover và thu được những con số 10, 15, 20, 15 và thậm chí là 30 giống như của mật ong Manuka.
HỆ SỐ MGO
- Đinh nghĩa
MGO là chữ viết tắt của chất Methylglyoxal tìm thấy trong mật ong Manuka.
Hệ số MGO cho biết nồng độ của Methylglyoxal.
2006 các nhà khoa học về thực phẩm hàng đầu của Đức đã phát hiện rằng chính chất Dietary Methylglyoxal đóng vai trò tạo nên hoạt tính kháng khuẩn đặc biệt của mật ong Manuka.
2008, Giáo sư, Tiến sĩ Thomas Henle, đã công bố rằng “lần đầu tiên nghiên cứu khoa học đã có thể chứng minh một cách chắc chắn rằng chất Methylglyoxal là nhân tố chịu trách nhiệm chính trong hoạt động kháng khuẩn của mật ong Manuka.”
MGO là một hợp chất sản sinh một cách tự nhiên khi Glucose được tạo ra trong mô sống trong cơ thể:
- con người,
- thực vật
- động vật. Methyglyoxal được tạo ra để đảm bảo rằng mọi mô đều khỏe mạnh.
Mật ong Manuka MGO là thực phẩm tự nhiên 100% duy nhất có được khả năng:
- kháng khuẩn vi-rút mạnh nhờ vào sự có mặt của Methylglyoxal.
Dietary Methyglyoxal tìm thấy trong mật ong Manuka không bị phá vỡ bởi:
- nhiệt,
- ánh sáng,
- dịch cơ thể
- các hoạt động khác có sự góp mặt của enzyme.
2. Phương thức đo lường.
Kể từ năm 2007, các cuộc kiểm nghiệm lượng Methylglyoxal đã được bắt đầu tiến hành ở New Zealand.
Phương pháp này đã trở thành tiêu chuẩn trong thí nghiệm phân tích mật ong Manuka.
Nếu sử dụng hệ số MGO để đánh giá khả năng kháng khuẩn của mật ong Manuka thì khả năng gian lận rất thấp.
Người ta chỉ đo chất Methylglyoxal – hợp chất duy nhất tạo nên hoạt tính kháng khuẩn độc đáo của Manuka, mà không phải là chất nào khác.
Đây là phương thức kiểm nghiệm hợp chất hóa học có độ chính xác cao, với chỉ +-5% độ sai lệch.
Và người bán hàng cũng sẽ dễ giải thích với khách hàng về mức độ kháng khuẩn của Manuka khi sử dụng hệ số MGO:
MGO™ 100+ có nghĩa là trong 1 kg mật ong có chứa 100mg Methylglyoxal
MGO™ 250+ có nghĩa là trong 1 kg mật ong có chứa 250mg Methylglyoxal
MGO™ 400+ có nghĩa là trong 1 kg mật ong có chứa 400mg Methylglyoxal
Giáo sư Thomas Henle kết luận rằng mức Methylglyoxal tối thiểu trong mật ong Manuka phải là 100mg (tương đương với MGO 100+) thì mật ong mới có thể hoàn toàn chống lại những vi khuẩn như Staphylococcus hay E.coli.
UMF và MGO trong mật ong MANUKA
Nguồn: S.t